Kiểm tra nhiệt độ laptop là một trong những việc làm mà ít người dùng nào quan tâm và không biết tầm quan trọng của việc này là như thế nào. Vậy sau đây hãy cùng FixLap tìm hiểu qua một vài thông để hiểu được tại sao lại nên kiểm tra nhiệt độ của laptop và cách kiểm tra nhiệt độ laptop như thế nào nhé!
Tại sao nên kiểm tra nhiệt độ laptop
– Đảm bảo hiệu suất cho laptop
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của chiếc máy tính. Việc nhiệt độ càng cao đồng nghĩa với với CPU đang bị quá tải, mà đã quá tải thì hiệu suất làm việc không thể nào đạt được trạng thái tối đa, dẫn đến tình trạng giật lag.
– Đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị
Khi CPU đạt đến ngưỡng quá nhiệt do bị nóng thì sẽ khiến tuổi thọ của CPU bị giảm đáng kể theo thời gian.
– Hạn chế các lỗi vặt
Laptop bị nóng thường xuyên dẫn đến các lỗi vặt gây khó chịu trong quá trình sử dụng cũng tốn kém kinh phí sửa chữa. Một số lỗi có thể xảy ra là laptop bị treo đột ngột, tự động khởi động lại, màn hình xanh…
– Hạn chế tối đa tình trạng cháy nổ, bảo vệ sức khỏe
Laptop là một thiết bị điện tử, các thiết bị điện tử tiếp xúc với nhiệt độ quá cao thì có thể dẫn đến cháy nổi. Chúng ta có thể hình dung thông quá ví dụ là các trường hợp cháy nổ của thiết bị điện thoại di động.
Tuy tình trạng cháy nổi của laptop không xuất hiện nhiều như nguy cơ vẫn tìm ẩn, cho nên việc đề phòng là thật sự cần thiết.
Cách đọc các chỉ số đo nhiệt độ laptop
Để biết được laptop mình đang ở trong tình trạng như thế nào thì các bạn cần các chỉ số và những con số để căn cứ và đánh giá. Sau đây là 3 chỉ số quan trọng mà bạn cần lưu ý:
– CPU Temperature: nhiệt độ laptop hiện tại trong thời điểm đo.
– CPU Temperature Offset: chênh lệch nhiệt độ laptop hiện tại so với nhiệt độ khuyến cáo, con số này càng nhỏ càng tốt.
Tùy các phần mềm khác nhau thì cách hiển thị thông số nhiệt độ sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, việc của chúng ta là chỉ việc tìm đến mục Temperature là đọc được ngay nhiệt độ hiện tại của máy mình bên cạnh ký hiệu độ C, từ đó đánh giá và đưa ra giải pháp khắc phục nếu máy bị nóng.
Sau đây là một số mức tiêu chuẩn để các bạn căn cứ đánh giá:
– <50 độ: mức tiêu chuẩn hoàn hảo dành cho CPU. Còn đối với ổ cứng là đang ở nhiệt độ an toàn
– Khoảng 50 độ: CPU đang hoạt động ở trạng thái bình thường.
– <70 độ: CPU đang hoạt động ở mức ổn, tuy nhiên ở mức này thì bạn nên tìm cách hạ nhiệt, làm mát laptop dần, tránh tình trạng để lâu thêm dẫn đến việc nhiệt độ lên quá cao.
– 70-80 độ: mức an toàn đối với card đồ họa.
3 cách kiểm tra nhiệt độ laptop
Kiểm tra nhiệt độ laptop bằng cảm quan
Phương pháp này đơn giản, bạn dùng tay để chạm vào bàn phím trên laptop để kiểm tra.
– Nếu chỉ cảm thấy ấm hoặc nóng ở mức nhẹ thì nghĩa là CPU vẫn đang hoạt động bình thường.
– Ngược lại, nếu đang dùng máy trong môi trường có nhiệt độ bình thường, không quá nóng bức nhưng CPU là rất nóng thì lúc này bạn cần thực hiện các phương pháp kiểm tra cụ thể hơn để xác định, cụ thể là 2 cách sau đây.
Kiểm tra nhiệt độ laptop bằng BIOS
BIOS (Basic Input/Output System) là một hệ thống giúp người dùng kiểm soát tính năng cơ bản của máy tính và trong đó có cả chức năng kiểm soát nhiệt độ.
– Bước 1: Truy cập vào BIOS
Đối với từng dòng máy sẽ có các phím tắt để vào BIOS khác nhau, tuy nhiên thông thường là phím Del hoặc F1, F2.
Và để mở BIOS, hãy tiến hành khởi động máy như bình thường. Sau khi vừa nhấn nút khởi động, bạn hãy nhấn nhanh phím tắt mở BIOS.
Lưu ý: Bạn nên nhấn nhanh và liên tục phím tắt để vào được BIOS.
– Bước 2: Bạn dùng phím điều hướng và mở mục Power hoặc PC health trong BiOS.
– Bước 3: Xem nhiệt độ máy trong mục CPU Temperature.
Kiểm tra nhiệt độ laptop bằng phần mềm
Trên Internet thì có vô số phần mềm có thể thực hiện chức năng kiểm tra nhiệt độ laptop, tuy nhiên HD Computer xin gạch đầu dòng 2 phần mềm được nhiều người sử dụng nhiều nhất để các bạn đọc tham khảo và làm theo nhé.
Core Temp
– Bước 1: Mở phần mềm
– Bước 2: Chọn Options -> Settings.
– Bước 3: Nhấp vào tab Windows Taskbar, Chọn Enable Windows … Taskbar features -> Temperature
– Bước 4: Chọn OK.
HWMonitor
– Bước 1: Mở phần mềm
– Bước 2: Nhấn dấu “+” ở mục CPU (có thể chọn xem nhiệt độ ổ cứng hoặc card đồ họa trong máy nếu có)
– Bước 3: Tìm đến phần Temperatures. Và sau đó xem chỉ số ở 2 hàng Core #0 và Core #1 để kiểm tra nhiệt độ CPU.
Tương tự như vậy bạn hãy xem nhiệt độ ổ cứng nhé.
Việc tải phần mềm thì các bạn chỉ cần lên mạng gõ tên phần mềm và download cũng như thực hiện cài đặt rất là đơn giản.
Và trên đây là một số hướng dẫn để các bạn có thể nhanh chóng kiểm tra nhiệt độ laptop, hy vọng các bạn dễ hiểu và có thể áp dụng thành công.