Cách Khắc Phục Lỗi Google Meet

Mặc dù Google Meet là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi cho các buổi học trực tuyến, buổi họp trực tuyến,…nhưng đã là công cụ thì chắc chắn đôi khi cũng gặp vài những sự cố. Sau đây là 7 sự cố thường gặp trong quá trình sử dụng Google Meet cũng như cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.

1- Không nhận camera và micro

Google Meet không nhận micro, camera là một trong những lỗi được nhiều người gặp phải trong quá trình sử dụng nhất. Đây thật sự không phải là lỗi, mà là vì chúng ta chưa cấp quyền truy cập thôi. Vì thế khi gặp trường hợp này việc đầu tiên ta cần làm là kiểm tra xem đã cấp quyền truy cập micro, camera khi sử dụng ứng dụng chưa.

Nếu để ý thì ngay lần đầu tiên truy cập vào Google Meet, ta sẽ nhận được thông báo “Cho phép truy cập máy ảnh và micro trên máy tính”, lúc này bạn cần nhấn “Cho phép”. Nếu trong trường hợp truy cập mà không hiển thị thông báo từ hệ thống hoặc vô tình bấm từ chối thì hãy thực hiện các thao tác sau:

– Bước 1: Bạn chú ý trên thanh địa chỉ của Google Chrome, tìm đến biểu tượng camera có dấu X màu đỏ và nhấp vào

– Bước 2: Nhấp chọn Always Allow https://meet.google.com to access your camera and microphone. Rồi nhấp vào Done.

Google Meet Không nhận camera và micro

2- Không thể mở Google Meet trên mobile

Trong trường hợp sử dụng thiết bị điện thoại di động và không thể mở Google Meet thì chúng ta nên tiến hành kiểm tra bằng cách truy cập App Store hoặc CH PLay để xem phiên bản Google Meet đang sử dụng có được hỗ trợ không.

Trên thực tế, Google chỉ hỗ trợ các phiên bản Meet dành cho thiết bị di động trong 6 tháng và những phiên bản cũ hơn của ứng dụng sau đó có thể ngừng hoạt động. Vì thế lúc này cần cập nhật phiên bản mới nhất của Google Meet cho thiết bị của mình.

3- Bị báo đủ số thành viên

Trường hợp này xuất hiện khi số lượng người trong phòng họp đã đạt đến giới hạn đăng ký của tài khoản. Lúc này ta cần nâng cấp tài khoản của mình nếu muốn số lượng người tham gia được nhiều hơn.

Google Meet có các cấp độ tài khoản như sau:

– Tài khoản Google cá nhân, G Suite Basic, Education Fundamentals, Business Starter cho phép tối đa 100 người tham gia.

– Tài khoản G Suite Business, Business Standard, Essentials, Enterprise Essentials cho phép tối đa 150 người tham gia

– Tài khoản Business Plus, Enterprise, Education Plus cho phép tối đa 250 người tham gia.

4- Lỗi không thể tham gia hoặc bắt đầu cuộc họp

Như các bạn đã biết, để bắt đầu một cuộc họp mới hoặc tham gia vào một cuộc họp nào đó thì cần phải đăng nhập tài khoản Google. Vậy nên nếu gặp gặp sự cố này thì việc đầu tiên ta cần làm là kiểm tra xem mình đã đăng nhập tài khoản Google hay chưa.

Nếu chưa bạn tiến hành đăng nhập bằng cách: Truy cập vào Website của Google, chọn Sign In ở góc phải màn hình rồi tiến hành nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu yêu cầu để được đăng nhập. Sau khi đăng nhập xong bạn truy cập lại Google Meet và thực hiện các cuộc gọi như bình thường.

Trong trường hợp sử dụng Google Workspace, hãy liên hệ với quản trị viên để đảm bảo các tính năng tham gia và bắt đầu cuộc gọi trong bảng điều khiển Google Admin đã được bật.

cách khắc phục lỗi trên Google Meet

5- Các menu drop-down không hiển thị khi trình bày, chia sẻ màn hình

Thông thường, các menu drop-down sẽ không hiển thị trên giao diện  khi ta thực hiện chia sẻ một cửa sổ trong Google Meet. Để menu drop-down có thể hiển thị cách tốt nhất thì ta nên thực hiện chia sẻ toàn bộ màn hình thay vì một cửa sổ hay một tab nhất định.

6- Không thể lên lịch các cuộc họp cả ngày

Google Meet được tích hợp tính năng cho phép ta lên lịch cuộc họp cả ngày theo Giờ Phối hợp Quốc tế UTC. Và chính điều này khiến nhiều người sử dụng Google Meet không thể lên lịch cuộc họp cả ngày.

Để khắc phục lỗi này ta có thể lên lịch bằng cách tạo sự kiện trong vòng 24 giờ theo cách thủ công. Bạn sẽ sử dụng hộp dropdown Date và Time để lên lịch cuộc họp thay vì sử dụng tùy chọn All Day.

7- Không thể trình bày khi ở trên MacOS

Trên các phiên bản macOS mới nhất (Mojave trở lên), ta cần phải cho phép các trình duyệt (Chrome, Firefox) sử dụng camera. Đây là một trong những cách để bảo mật thiết bị, đảm bảo không có ứng dụng nào được quyền sử dụng camera khi chưa cho phép.

Và để cho phép thì ta thực hiện các bước như sau:

– Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Apple ở góc trên cùng bên trái của màn hình.

– Bước 2: Chọn System Preferences.

– Bước 3: Chọn cài đặt Security & Privacy.

– Bước 4: Chọn Privacy.

– Bước 5: Chọn Screen Recording.

– Bước 6: Đảm bảo rằng Google Chrome hoặc Firefox có dấu kiểm bên cạnh.

Và trên đây là một số lỗi cơ bản thường gặp nhất trên Google Meet trong quá trình cũng như cách khắc phục. Hy vọng bài viết này có thể mang đến những thông tin bổ ích và thú vị, chúc bạn thành công.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: 223 Nguyễn Đệ, An Hòa, Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Email: fixlap.vn@gmail.com
Điện thoại: 0704.887.999 – 0918.977.637
Fanpage: https://www.facebook.com/maytinhfixlap.vn
Thời gian làm việc: Làm việc tất cả các ngày trong tuần (08h00 đến 18h)