Laptop không kết nối được wifi là một trong những tình trạng gây ức chế cho người sử dụng vì nó ảnh hưởng đến công việc, học tập cũng như các hoạt động giải trí khác. Vậy, vì sao laptop không kết nối được wifi? Cách nào để khắc phục lỗi này? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để giải đáp những câu hỏi vừa kể trên nhé!
1. Nguyên Nhân Lỗi Laptop Không Kết Nối Được Wifi
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi không kết nối được wifi:
– Nguồn phát Wi-Fi bị lỗi, không ổn định hoặc không có tín hiệu.
– Hệ điều hành trên máy tính bị lỗi.
– Một số cài đặt và tùy chỉnh khiến cho Wifi không kết nối được.
– Lỗi phần cứng, có thể do lỏng cáp hoặc card Wi-Fi bị hỏng.
– Nhiều thiết bị kết nối cùng một lúc gây nhiễu sóng.
2. Cách Khắc Phục Không Kết Nối Được Wifi Trên Laptop
2.1. Xóa mạng Wifi và kết nối lại
Các bước xóa mạng WiFi trên laptop Windows
– Bước 1: Chọn biểu tượng WiFi nằm ở góc phải phía dưới màn hình
– Bước 2: Nhấn chuột phải vào mạng WiFi bạn muốn xóa > chọn Forget để quên hoặc xóa mạng này khỏi laptop.
– Bước 3: Kết nối lại từ đầu và kiểm tra lại WiFi đã kết nối được với laptop chưa.
Các bước xóa mạng WiFi trên laptop Macbook
– Bước 1: Mở tab ứng dụng và tìm kiếm System Preferences.
– Bước 2: Nhấn vào biểu tượng Network.
– Bước 3: Click vào mục WiFi và chọn Advanced.
– Bước 4: Chọn mạng WiFi muốn xóa rồi nhấn dấu “-” > Click vào OK.
– Bước 5: Nhấn Apply để hoàn tất việc xóa hoặc quên mạng WiFi trên MacBook.
2.2. Làm mới và gán địa chỉ IP
Các bước để làm mới lại địa chỉ IP của hệ điều hành Window:
– Bước 1: Bạn dùng tổ hợp phím Windows + R mở hộp thoại Run và gõ “cmd”.
– Bước 2: Bạn nhập ipconfig /release sau đó Enter.
– Bước 3: Bạn nhập ipconfig /renew sau đó Enter.
– Bước 4: Khởi động lại laptop và kiểm tra thành quả.
Các bước để làm mới lại địa chỉ IP trên Macbook
– Bước 1: Click chuột vào biểu tượng Apple ở góc trên bên trái màn hình và chọn mục System Preferences.
– Bước 2: Chọn biểu tượng Network.
– Bước 3: Chọn mục WiFi và nhấn vào Advanced.
– Bước 4: Chọn tab TCP/IP.
– Bước 5: Ở mục IPv4 Address hãy nhấn Renew DHCP Lease để lấy một địa chỉ IP mới và chọn OK.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gán IP tĩnh trên mạng khi laptop không kết nối được WiFi để tránh trường hợp xung đột IP hoặc trùng địa chỉ với một máy khác chung mạng LAN.
2.3. Kiểm tra cài đặt mạng trong Control Panel
Các bước để giúp bạn kiểm tra lại cài đặt mạng trong Control Panel
– Bước 1: Vào Control Panel > Network and Sharing Center > Change adapter settings > tìm mạng WiFi.
– Bước 2: Nhấn chuột phải vào đó và chọn Enable để bật lại mạng WiFi nếu nó bị xám hoặc chìm xuống
Ngoài ra, nếu mạng WiFi bị x đỏ, bạn có thể thử cách sau:
– Bước 1: Click chuột phải vào biểu tượng > Chọn Disable,
– Bước 2: Chờ một xíu, sau đó lại chuột phải và chọn Enable
2.4. Cài đặt lại Wireless Network Adapter Driver
– Bước 1: Vào Start > Nhập Device Manager trên thanh tìm kiếm.
– Bước 2: Double click vào Device Manager > Double click vào Network Adapters.
– Bước 3: Nếu đang sử dụng nhiều adapter thì một menu sẽ hiện ra và liệt kê toàn bộ chúng > Click chuột phải vào WiFi Adapter > Chọn Uninstall.
– Bước 4: Màn hình Confirm Device Uninstall sẽ xuất hiện > Chọn vào OK. Chờ giây lát để máy thực hiện gỡ cài đặt.
– Bước 5: Tại cửa sổ Device Manager, click chuột vào Action. Tại menu thả xuống, chọn phần Scan For Hardware Changes.
– Bước 6: Laptop tiến hành cài đặt lại WiFi adapter. Chúng ta sẽ thấy được tên nó một lần nữa.
– Bước 7: Đóng toàn bộ các cửa sổ đang chạy và restart lại máy.
– Bước 8: Kết nối lại với mạng WiFi đã gặp vấn đề ở lúc đầu.
2.5. Sử dụng công cụ chẩn đoán mạng
– Bước 1: Nhấn phải chuột vào biểu tượng mạng ở góc phải bên dưới màn hình > chọn Open Network and Sharing Center > Change adapter settings > chọn kết nối đang gặp sự cố (Ethernet hoặc WiFi).
– Bước 2: Click vào mục Diagnose this connection ở thanh menu bên trên, chờ một lát cho đến khi kết thúc quá trình sửa chữa.
2.6. Các cách khắc phục khác
Ngoài những cách trên, bạn có thể thực hiện những cách dưới đây để khắc phục lỗi kết nối wifi ở laptop của mình:
– Vô hiệu hóa VPN và phần mềm khác;
– Quét virus toàn bộ máy tính;
– Điều chỉnh lại vị trí đặt WiFi;
– Cài đặt lại Windows trên máy tính;
– Đem máy tính kiểm tra bảo hành, sửa chữa;
– Kiểm tra lại bộ phát sóng Wi-Fi;
– Kiểm tra lại chế độ máy bay xem có đang bật hay không;
– Khởi động lại laptop hoặc bộ phát wifi;
– Tắt chế độ tiết kiệm Pin.
3. Cách Kiểm Tra Sự Cố Mạng Wifi Dễ Thực Hiện Nhất
3.1. Cách kiểm tra sự cố wifi trên window
Dưới đây là những tổ hợp phím để bật/tắt Wifi trên các dòng laptop, giúp bạn kiểm tra tính sự cố mạng wifi:
– Laptop Dell: Fn + PrtScr;
– Laptop Asus: Fn + F2;
– Laptop Lenovo: Fn + F5 hoặc Fn + F7;
– Laptop Acer: Fn + F5 hoặc Fn + F2;
– Laptop HP: Fn + F12;
– Laptop Toshiba: Fn + F12.
3.2. Cách kiểm tra sự cố wifi trên Macbook
– Bước 1: Nhấn biểu tượng Apple và truy cập vào mục System Preference.
– Bước 2: Chọn Network.
– Bước 3: Click WiFi và Tick vào ô Show Wifi status in menu bar để hiện biểu tượng WiFi.
4. Gợi Ý Để Kết Nối Wifi Ổn Định Và Nhanh Hơn
Dưới đây là những gợi ý để giúp hệ thống wifi nhà bạn ổn định và nhanh hơn:
– Chỉnh sửa vị trí đặt router:
+ Chuyển đến nơi thông thoáng, không bị nhiều đồ vật cản trở.
+ Không nên để gần gương (kính), các loại điện thoại không dây và thiết bị sử dụng băng tần 2.4GHz để không bị nhiễu sóng.
– Đi lại gần với điểm phát sóng Wifi để hạn chế tình trạng Wifi chậm, không kết nối được
– Ưu tiên khu vực ít người khi sử dụng Wi-Fi để không bị nhiễu sóng do có nhiều thiết bị kết nối
– Trang bị thêm thiết bị lặp tín hiệu: sử dụng một router thứ hai như là một điểm truy cập để mở rộng phạm vi của mạng
– Thay ăng-ten của modern
– Thử tập trung tín hiệu bằng vỏ lon bia
Như vậy, bài viết đã tổng hợp cho bạn những thông tin liên quan đến tình trạng laptop không kết nối được wifi. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng lỗi wifi ở laptop của mình, giúp quá trình làm việc không bị gián đoạn nhé!